Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

Người xấu ; Người tốt .

Hai  ngày  thật lạ.Chiều nay (6/9 /2011) mình và nhóm Truyền Thông có  lời mời dự lễ  tại Trung Tâm Mục Vụ, số 6 Bis Tôn Đức Thắng ,sau lễ sẽ chia tay Trường nhóm Truyền Thông của Giáo Phận đó là  anh Kình  , lý do anh sắp rời xa VN , nên không thể vắng mặt .
 Thông thường mình rời khỏi Cty lúc 17h , đón con về nhà sắp xếp chuẩn bị đi dự lễ lúc 18h 30 .Ối trời bây giờ đã 16h rồi mà kìa ..xe mình bị sao mà xẹp lép  , chắc phải dắt qua đường vá thôi kẻo không kịp giờ lễ....
 Quyết định đi vá xe liền , lúc này cũng gần tan tầm, mà đoạn đường Nguyễn Thái Sơn lưu lượng xe khá đông ,nên mình dắt qua cũng không thể nhanh hơn .Bỗng  giật bắn mình , vì hai thanh niên chạy xe ngược chiều ,một người ngồi phía sau ,thoắt một cái túm ngay cổ áo mình , rồi chạy cái vù mất tiêu trong đám đông xe cộ qua lại .Phản xạ mình là chụp cổ áo lại và định thần  , thì ra mình bị giật sợi dây chuyền ,có cái  mặt thập tự Chúa , nhưng  may chưa đứt .....
  Hú hồn ,  vẫn còn run và vừa mừng vừa  buồn  vừa nghĩ ngợi : sao hai niên đó còn trẻ khỏe ,còn có khả năng làm việc  ,sao lại có thể chiếm đoạt tài sản của người khác chứ !? 

  Ôi giờ lễ sắp đến , mà   mình mới tới cầu Bông Đinh Tiên Hoàng , bỗng dưng xe mình chạy chậm rì  ,rồ ga thật lớn mà vẫn không nhanh hơn , mình trả số lại xem có nhanh hơn không ... Chúa ơi nó càng nặng hơn , lại còn bốc mùi cao su khét khét  nữa chứ và cuối cùng là không thể chạy nổi .
   Đúng lúc này điện thoại reo ...vì gần đến giờ lễ nên chi Sương ( một chị trong nhóm ) sốt ruột chưa thấy mặt mình và gọi , mình kể tình hình này , chị nói" ráng tìm bãi xe công cộng đâu đó gời đi , đón xe ôm lên , tối chị chở về" mình nghĩ ngay tới Cty Vina Giày  để gởi , nhưng bánh xe nó cứng ngắc cứng đơ , không tài nào di chuyển được , mình muốn khóc ,  bó tay , những người đi đường hiếu kỳ nhìn mình nhưng có lẻ ai cũng bận và họ nghĩ mình cũng sẽ giải quyết được.
 Đứng giữa đường chẳng biết xoay sở thế nào với cái xe bất lực và nặng trịch kỳ khôi , chưa bao giờ gặp như thế này , lúc đó có 2 anh bảo vệ quán cafe gần đó bước ra hỏi ,nhưng cũng không giúp được gì  ,vì họ đang làm nhiệm vụ và họ cũng chẳng có đồ nghề ., rồi lại có 1 chú cũng lớn tuổi đến nói : "Xe cô bị cọ sát bố thắng rồi" (vì thợ vá xe vặn ốc thắng quá chặt , làm nở bố thắng, gây hiện tượng ma sát này)  và chú vừa đẩy vừa khiêng vô lề đường , vào nhà bên cạnh  là tiệm bán đồ lạc xoong  , co ống nước linh tinh gì đó , nhưng đó cũng lại là tiệm của chú luôn (nên mới có kìm),rồi chú gọi đứa con trai ra, lấy kìm vặn vặn sửa sửa một lúc thì xe  di chuyển được ......thế là mình vội vàng cảm ơn , rồi "dzọt" hết ga ..... Vào đến  trung Tâm Mục Vụ , bước vô phòng lễ ,  vừa kịp lúc Cha đang mặc áo lễ , ôi thật may , mình đến kịp giờ lễ rồi ...thở phào toại nguyện , tạ ơn Chúa đã sắp xếp cho con.

  Ngày hôm sau ,là ngày khai giảng lớp viết tin phóng sự , giờ học cũng được bắt đầu lúc 18h 30 .Hết giờ làm việc mình dắt xe ra  về và đi đón con , vừa qua khỏi bùng binh Ngã Năm Chuồng Chó đoạn 1km , xe  lại bị trục trặc , mà lần này là lỗi tại mình vì  hết xăng , phải đẩy bộ thôi , mà  chưa biết cây xăng ở đâu chỉ nhớ loáng thoáng ở gần nhà thờ Xóm Thuốc thì phải ,có nghĩa là đẩy bộ khoảng 2 km  nữa đó , làm việc cả ngày đã mệt , bụng đang đói lại còn đẩy chiếc Honda này nữa mới "đuối",  vừa đẩy vừa cố mở mắt thật to xem cây xăng xuất hiện chưa, dù là cây xăng"cục gạch" , mới đẩy có mấy trăm "centimet" thôi sao mà thấy muốn "say xẩm" rồi , nhưng phải cố   ,kẻo trễ giờ học .....
  Lúc ấy một người đàn ông khoảng hơn  50 tuổi ,chạy chiếc xe giống như CUB 81 đời xưa vậy đó,rà rà theo mình , rồi anh ấy hỏi : 
-" Xe cô hết xăng hả ? "
 Mình nhìn anh ta thấy không hề quen , vì lịch sự nên cũng trả lời cho qua : 
-"Đúng rồi xe tôi hết xăng và hỏi : không biết gần đến cây xăng chưa? "
-" Tôi cũng không biết nữa  , nhưng xe tôi có xăng đây , cô tắp vào lề đường đi , để tôi lấy xăng cho  " anh ta trả lời.
 Sao đây ta , ông nội này thiệt hay giả  zậy ta!? đẩy bộ thì mệt , trễ giờ đón con, trễ giờ đến lớp ,mà "chảnh" sao được ,  phải đồng ý thôi , nhưng ông này ,sao tự nhiên tốt vậy ? hay có ý đồ gì đây  ....!!!??? phải cận thận  . (Vì hôm qua gặp người xấu nên đâm  nghi ngờ )
  Đang suy nghĩ thì anh ta nói:" cô vào lề đường đi" ,
  Quay sang nhìn anh ta từ đầu đến chân , thấy cách ăn mặc rất bình thường không có gì đặc biệt , khuôn mặt thì khó đoán, thấy cũng ..".không gian không ngoan".Thôi thì ghé vào lề đường , nhưng để chắc ăn nhìn xem chỗ nào có người đã . À kia rồi cổng xí nghiệp X 32 , có nhiều người đang đón người nhà tan sở , ghé vô đây , nếu anh ta giở trò gì thì mình  hô hoán lên sẽ có người cứu giúp .
  Bây giờ 2 xe đều dừng lại , không biết anh này sẽ  rút xăng ra bằng cách nào đây ? có giựt cái ống xăng cho vào lon như ông chồng mình  có  lần làm như vậy để rửa sơn ....Ôi phúc tạp quá đi , phiền phức cho anh ta qúa.
  Nhưng không phải vậy , anh ta mở một cái túi vừa nhỏ lại vừa cũ ra , thò tay rút ra một cái ...cái gì biết không ? không ai biết được và đoán được .
  Trời ! một cái ống chích thật to , Cty mình bán dụng cụ thú y , mà mình chưa thấy cái ống chích nào to như thế ,chắc nó phải là 50ml cơ,rồi rút xăng trong bình xe của anh ta  ra , mình nhanh tay  cũng mở nắp xăng , để anh ta bơm xăng cho xe mình  , lần đầu mình thấy màu của xăng là màu xanh rêu đó , ngộ quá!  hay quá , thế là xong "dư sức qua cầu" hihi...
   Mình lại suy nghĩ ,chắc anh ta chuyên làm cái zụ này kiếm tiền đây ,thôi mình đưa cho "ổng" 20.000đ vừa trả ơn ,lại xòng phẳng .Có phải thế đâu, anh ta không nhận , làm mình cũng bối rối chỉ biết cảm ơn , anh ta vội vã bỏ đi trước mình ,  nhìn theo anh ta  và quan sát thấy trên xe  có treo thêm 1 cái mũ bảo hiểm , eo ơi vậy anh ta làm nghề xe ôm đây mà ....
 Đóng nắp xe lại mà vẫn không khỏi thắc mắc .Thời buổi này mà sao có chuyện "thần thoại" lạ như thế ,người tốt vẫn quanh đây ,một ngày anh ta chạy được bao nhiêu tiền ? mà chuyên giúp người kiểu này , 1 lần 50lml xăng thì lấy đâu ra tiền cơm gạo , có phải đây là ông Tiên thời hiện đại ,hay hiện thân Giêsu ...dù rằng hành động này đối với người khác có thể xem là "chuyện nhỏ", nhưng suy cho cùng nghĩa cử thật to tát , từ bé tời giờ , mình chưa từng nghe, chưa từng thấy cách giúp người như thế này bao giờ.
 Càng nghĩ càng thấy xấu hổ khi mình đòi trả tiền công cho anh ta và đánh giá sai lệch về một con người , mà anh ấy lại chỉ làm phước giúp đỡ người khác không hề suy tính ,mà người đời ngày nay vẫn  quan niệm  "Thời buổi nhiễu nhương , Thạch Sanh thì ít Lý Thông thì nhiều "  không  hoàn toàn đúng trong trường hợp này... có lẽ hình ảnh này mình sẽ thật khó quên và chắc cũng không biết khi nào mới gặp lại anh "xe ôm" lạ lùng này !
........Trong lúc vẫn còn suy nghĩ , cạnh đó có 2 cô công nhân đứng chờ người nhà đón ,  họ thấy sự việc của mình ,các cô cũng  hiểu phần nào câu chuyện và cười với mình , cái cười thật đồng cảm .


Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

Tự sự của một người làm PR


Năm năm ngủ quên và cuộc gặp gỡ bước ngoặt
Thất bại của SH Communications là một đòn mạnh giáng vào lòng tự tin của tôi. Dù thất vọng, tôi cũng hiểu rằng ở thời điểm đó, các doanh nghiệp Việt Nam chưa sẵn sàng cho dịch vụ này. Mỹ vừa bỏ cấm vận được hai năm, các doanh nghiệp mới đặt chân vào Việt Nam cần các dịch vụ tư vấn để “mở cửa thị trường” như pháp lý, đầu tư hoặc vận động hành lang (lobby) hơn là những dịch vụ quảng bá cho hình ảnh hay thương hiệu. Các bạn tôi, những người từng chia sẻ ước mơ “lập công ty PR đầu tiên ở Việt Nam” với tôi cũng đã tìm thấy niềm vui mới. Vũ bắt đầu vào làm việc ở Thời báo Kinh tế Việt Nam, Hòa lăn lộn suốt ngày để bán những vại sứa biển đầu tiên sang Nhật. Thiểu chỗ dựa về mặt tinh thần của những người cùng chí hướng, tôi cảm thấy hứng thú của mình với nghề PR nhạt đi rất nhiều.
Suốt năm năm tiếp theo, tôi yên lòng đi học, rồi được nhận vào làm việc ở bộ phận Thương mại và Đầu tư của Bộ Thương mại tiểu bang Oklahoma (Hoa Kỳ). Khi Oklahoma trở thành tiểu bang đầu tiên của Mỹ mở văn phòng thương mại ở Việt Nam, tôi trở thành chuyên viên thương mại và đầu tư của văn phòng, rồi sau đó được cử làm Giám đốc Văn phòng đại diện. Sở hữu một văn phòng riêng, một ô-tô riêng với một phụ tá, tôi có một mức lương thuộc hàng “khủng khiếp” so với thời đó, và ngày tháng nhẹ nhàng trôi đi, với một công việc cực kỳ nhàn hạ. Tôi dành thời gian chủ yếu để tham gia vào các diễn đàn thảo luận bắt đầu manh nha trên Internet ( cái biệt hiệu Sơn Ô Kê bắt đầu từ khi đó), viết những bài viết phê bình văn học đầu tiên của mình và…chơi game.
Trong lúc đó, thị trường PR bắt đầu có những chuyển động đầu tiên. Tại thành phố Hồ Chí Minh, công ty M. được thành lập và bắt đầu gây dựng được tên tuổi. Ở Hà Nội, công ty G. cũng chuyển dần các hoạt động tư vấn đầu tư “mở cửa thị trường” sang cung cấp các dịch vụ quan hệ công chúng. Mặc dù khá sốt ruột- và cả đôi chút ghen tị- khi nhìn thấy sự phát triển của thị trường, nhưng do quá thỏa mãn với công việc nhàn nhã của mình, tôi cứ mặc kệ.
Những năm đó, tôi bỏ khá nhiều thời gian lang thang trên mạng Internet. Một lần, trong khi dạo chơi trên mạng, tôi gặp chủ nhân của trang mạng vietnamonline.com, Douglas Thompson. Là chủ nhân của một công ty tổ chức sự kiện, nhưng cũng giống như một số người Mỹ ngây thơ khác của kỷ nguyên “dot com”, Douglas nhanh tay đăng ký tên miền vietnamonline.com (lúc đó AOL- AmericanOnline đang sừng sững như một tượng đài) với hi vọng có thể bán cho chính phủ Việt Nam hoặc một công ty Việt Nam nào đó sau này. Sau vài lần trao đổi trên mạng, Douglas nói với tôi anh ấy sẽ sang Việt Nam và hỏi tôi có cần gì không. Tôi vui miệng nói tôi nhớ rượu vang của vùng thung lũng Napa, đặc biệt là loại Beringer. Tôi không ngờ hai tuần sau, khi xuất hiện ở Việt Nam, Douglas khệ nệ mang tới cho tôi một thùng sáu chai rượu vang, đúng loại Beringer mà tôi thích. Cảm động vì sự chu đáo của một người hoàn toàn chưa quen biết, tôi hỏi tôi có thể giúp được gì cho anh ấy trong thời gian ở tại Việt Nam. “Nếu được, có thể bảo lãnh cho mình một visa xuất nhập cảnh nhiều lần không? Thủ tục làm visa của Sứ quán Việt Nam phức tạp quá, mà mình dự định sẽ còn sang Việt Nam nhiều”-“Không vấn đề gì”-tôi trả lời-“Tôi sẽ xin cho cậu một visa một năm, xuất nhập cảnh nhiều lần” (đã từng phụ trách việc quản lý các đoàn thương nhân ra vào Việt Nam từ Mỹ, tôi có nhiều người quen ở Cục Xuât Nhập Cảnh, nên việc mà Douglas nhờ hoàn toàn nằm trong lòng bàn tay
Một năm sau, Douglas sang Việt Nam, lần này có vẻ khá huyền bí. Anh lại mang sang cho tôi một thùng rượu vang, và thổ lộ anh đang có một thách thức lớn. “Mình phải tổ chức một sự kiện, nhưng một sự kiện rất đặc biệt, bởi vì mình sẽ phải tổ chức sự kiện cho những người chuyên đi tổ chức sự kiện”- anh nói. Khi nghe anh trình bày ý tưởng của mình, tôi phát hoảng. “Không được đâu, tôi chịu, không thể xin phép được”-tôi nói.”Ít nhất cậu có thể thử được không, vì mình một lần thôi”. “Thôi được”-tôi đầu hàng-mình sẽ thử”
Ở thời điểm đó, ý tưởng của Douglas thật “ngông cuồng”, nếu không nói là khá “báng bổ”. Anh ấy muốn tôi xin phép Bộ Văn Hóa để có thể sử dụng Văn Miếu trong một đêm cho việc tổ chức buổi dạ tiệc thứ nhất, thuê Nhà hát Lớn để tổ chức buổi dạ tiệc thứ hai (“nhưng tớ muốn đưa bàn tiệc lên sân khấu, còn ban nhạc sẽ chơi từ hàng ghế khán giả chứ tớ không muốn làm trong phòng Gương”), còn buổi thứ ba sẽ làm ở nhà hát múa rối nước Thăng Long. Vận dụng tất cả các mối quen biết của tôi (thậm chí của cả bố tôi ở Bộ Văn Hóa Thông tin), cuối cùng tôi cũng thu xếp ổn thỏa. Được mời như khách danh dự của cả ba bữa tiệc, lần đầu tiên tôi thấy tài năng “tổng chỉ huy” của Douglas trong một sự kiện thực sự đẳng cấp.
Tôi rất ngạc nhiên khi ngày hôm sau Douglas gọi cho tôi, giọng có vẻ khá hồi hộp. “Sự kiện rất thành công, khách hàng của mình cực kỳ hài lòng. Họ muốn gặp người đã giúp mình tổ chức sự kiện này. Cậu có thể qua khách sạn Metropole gặp sếp của họ được không?”.
Vốn chẳng bao giờ quá bận rộn, tôi đồng ý “tớ sẽ qua”. Tôi không biết rằng, tôi sẽ gặp một người khiến cho sự nghiệp của tôi thay đổi hắn.
Ấn tượng đầu tiên của tôi khi gặp Miles Young, chủ tịch vùng châu Á Thái Bình Dương của tập đoàn Ogilvy là nụ cười hết sức thân thiện của ông. Cao gần hai thước, ông tốt nghiệp đại học Oxford ngành Lịch sử, nhưng lại nhanh chóng trở thành một trong những người nổi tiếng nhất ở vùng châu Á Thái Bình Dương trong lĩnh vực quảng cáo và truyền thông. Trong suốt mười năm tiếp theo, ông sẽ là người thầy, người truyền cảm hứng, người bảo trợ đồng thời là một trong những người bạn tốt nhất của tôi. Nhưng trong buổi gặp đầu tiên-chúng tôi cùng ăn trưa ở Câu lạc bộ báo chí-tôi và Miles chủ yếu nói về nghệ thuật đương đại của Việt Nam, và hiểu biết của ông về hội họa Việt Nam có thể khiến cho bất kỳ nhà phê bình nghệ thuật Việt Nam thấy xấu hổ. Khi chúng tôi bắt đầu chuyển sang uống cà phê, ông đột ngột hỏi “Việt Nam chắc sẽ là một thị trường rất tốt về quan hệ công chúng, tại sao anh không thử mở một công ty về quan hệ công chúng?”. Vui chuyện, tôi kể cho Miles Young nghe về SH Communications và thất bại đầu đời của tôi. “Nếu như bây giờ thành lập lại công ty, và chúng tôi sẽ chia sẻ với anh về kinh nghiệm, kiến thức và cách điều hành nó, liệu anh có tự tin là nó sẽ thành công hay không?”
Đêm về, tôi suy nghĩ rất lung về điều đề nghị của ông Miles Young. Ở thời điểm đó, rất nhiều công ty “săn đầu người” đã liên hệ với tôi để chiêu dụ tôi về làm việc tại các công ty đa quốc gia khác, nhưng khi biết về mức lương hiện tại của tôi ở Bộ Thương mại bang Oklahoma, họ tự động rút lui. Tôi đang có một cuộc sống thú vị, nhàn hạ và vui vẻ.Tại sao phải “ôm rơm rặm bụng”, tại sao phải đối mặt với một đống thách thức về quản lý, điều hành trong khi tôi có thể dành thời gian đó để đọc sách, nghe nhạc, la cà ở các quán bar hay quán cà phê, một cuộc sống như tôi đang tận hưởng. Nhưng không hiểu sao, sự phấn khích về việc thực hiện ước mơ của mình khi còn sinh viên, ý tưởng về việc điều hành một công ty PR -có thể không còn là “công ty PR đầu tiên của Việt Nam nữa”- của riêng mình lại thôi thúc tôi nhận lời với Miles Young (trung thực ra mà nói, quyết định của tôi còn bị ảnh hưởng bởi một yếu tố khác nữa. Cũng thời điểm đó, Bộ Thương mại bang Oklahoma thông báo, do thay đổi trong luật của tiểu bang, họ không còn có thể thuê người nước ngoài làm việc cho cơ quan chính quyền tiểu bang nữa, và họ đề nghị tôi làm việc dưới dạng “nhà thầu”. “Thay đổi này hoàn toàn chỉ mang tính hình thức”-họ thuyết phục tôi-“mọi quyền lợi của anh vẫn được giữ nguyên. Anh còn toàn quyền kiểm soát ngân sách của tiểu bang dành cho văn phòng thương mại, nên thực ra là còn có lợi hơn cho anh nữa”. Tất nhiên, họ không đề cập đến chi tiết quan trọng nhất, đó là bảo hiểm và lương hưu của tôi sẽ không còn được đảm bảo)
Và đó là sự khởi đầu của T&A
Những bài học tôi muốn chia sẻ
Có một câu chuyện mà tôi nhớ mãi. Khi đang làm việc tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, một đồng nghiệp của tôi, người tôi rất khâm phục về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ, quyết định nghỉ việc. Vào thời điểm đó, cơ quan Phòng Thương mại và Công nghiệp được coi là một trong những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam: lương và “bổng” cao, cơ hội đi nước ngoài nhiều, “oai”…cho nên tôi rất ngạc nhiên. Khi tôi hỏi tại sao anh ấy lại quyết định ra đi, thay vì trả lời, đồng nghiệp của tôi kể cho tôi nghe một câu chuyện ngụ ngôn. Một năm, trời làm hạn hán. Muôn vật đều khát khô cổ, đổ xô đi tìm nước. Có một con ếch tìm thấy một nồi nước, nó nhẩy vào nằm trong đó và khoan khoái nghĩ thầm: mát quaaaá! Mọi người đang thật đau khổ, còn mình thì sung sướng thế này đây. Nó không biết rằng người ta đang châm lửa đun nồi nước. Một lúc sau, nó thấy nước nóng dần lên, nhưng nó tự nhủ: có hơi nóng một tý thật, nhưng dù sao cũng tốt chán, còn hơn khối người không có cả nước nóng mà tắm. Nồi nước cứ nóng dần, và cuối cùng nó thành con ếch luộc. Đồng nghiệp của tôi kết luận: “Ở lại đây, tao mãi mãi chỉ là một thằng phiên dịch lẻo mép mà thôi. Phòng Thương mại cũng hay đấy, nhưng nước đang nóng lên, và tao không muốn thành con ếch luộc.” Thực tế cho thấy anh ấy đã nói đúng.
Ngày 1 tháng 6 năm 2011, bà Sandy Pratt, Trợ lý Bộ trưởng Thương mại bang Oklahoma gọi điện thông báo vì lý do ngân sách, Bộ Thương mại tiểu bang “giải phóng” tôi khỏi chức vụ đại diện thương mại tại các nước ASEAN, chức vụ tôi đảm nhiệm suốt mười lăm năm qua. Trong mười lăm năm làm việc của mình, tôi đã « vượt qua » ba đời thống đốc (Frank Keating, Brad Henry và nay là Marry Falin), sáu đời Bộ trưởng Thương mại. Hầu hết các đồng nghiệp của tôi hoặc đã nghỉ hưu, hoặc đã ra đi tìm công việc mới. Nếu không có cuộc gặp gỡ với ông Miles Young, thông báo ấy chắc sẽ tạo cho tôi một cú sốc, bắt tôi phải đối mặt với cái mà người ta gọi là “khủng hoảng tuổi trung niên”- đứng giữa ngã ba đường, quá trẻ để nghỉ hưu, và có lẽ, quá già để bắt đầu một cái gì đó mới mẻ và thú vị- một “con ếch luộc” đúng nghĩa của nó. Còn hiện nay, sau mười năm chính thức quay lại với quan hệ công chúng, tôi đã cùng với các đồng nghiệp của mình thực hiện được ước mơ từ thủa sinh viên. Từ một công ty nhỏ, bắt đầu với bốn người (ba quản lý và một nhân viên) chúng tôi đã trở thành một trong những công ty quan hệ công chúng lớn nhất Việt Nam, với gần tám mươi chuyên gia làm việc cho hơn bốn mươi thương hiệu hàng đầu thế giới, và số tiền phí hàng năm thu được lên đến nhiều triệu đô-la.
Trong một số buổi nói chuyện về phát triển sự nghiệp, nhiều bạn trẻ hỏi tôi về bí quyết của, tạm gọi là, thành công của T&A. Thường thường, tôi thực sự rất lúng túng, vì với tôi, chẳng hề có bí quyết gì, hay nói cho đúng hơn, bất kỳ ai cũng có thể nói cho bạn bí quyết ấy: yêu công việc mình làm và chuẩn bị sẵn sàng để nắm bắt cơ hội khi nó đến.
Tôi luôn luôn nghĩ, để thành công, bạn phải yêu thích công việc của mình. Khách hàng của tôi, một cô gái trẻ quản lý một doanh nghiệp gia đình trị giá hàng trăm triệu đô-la có thể làm việc mười sáu tiếng đồng hồ một ngày, bảy ngày một tuần, ba trăm sáu mươi lăm ngày một năm. Khi được hỏi, cô dành đâu thời gian cho nghỉ ngơi, giải trí hay đi tìm niềm vui cho mình, cô trả lời “với tôi công việc là nghỉ ngơi, giải trí và cũng là niềm vui”. Giống như cô, trong suốt nhiều năm, tôi có thể làm việc liên tục suốt ngày suốt tuần mà không thấy mệt mỏi, bởi vì khi được làm cái mà mình yêu thích, công việc không còn là “công việc”, nó chính là cách bạn giải trí hay nghỉ ngơi. Khi yêu công việc của mình, bạn luôn muốn làm nó một cách hoàn hảo nhất, tốt đẹp nhất, và mong muốn đó thúc đẩy quá trình tự học, tự hoàn thiện qui trình làm việc hay kỹ năng quản lý của bạn.
Tôi cũng cho rằng, nếu bạn đã yêu quí một công việc nào đó, xác định nó là sự nghiệp của mình, thì nói nhân vật Quềnh, “đừng hoãn cái sự sung sướng đó lại”. Nhiều khi tôi tự hỏi, nếu như tôi không bỏ phí năm năm, nếu như trong năm năm đó, tôi chấp nhận rủi ro và thách thức, kiên trì theo đuổi sự nghiệp của mình, liệu tôi có thể về đích sớm hơn năm năm được không? Tôi tin là có, tôi tin rằng, nếu ngày đó, tôi chấp nhận rời bỏ “nồi nước” mát mẻ ở Bộ Thương mại bang Oklahoma sớm hơn, chắc chắn vị thế của T&A hiện nay sẽ còn khác nữa. Nhưng cũng còn may là tôi kịp tỉnh ngộ. Đánh mất năm năm vẫn còn rẻ hơn đánh mất ước mơ của mình.
Buổi gặp gỡ và nói chuyện với ông Miles Young là một cơ hội hiếm có đối với tôi. Nhưng thực ra, nếu không có buổi nói chuyện ấy, tôi vẫn tin rằng, còn rất nhiều cơ hội trong cuộc sống cho những người theo đuổi sự nghiệp của mình. Các cơ hội, cơ may không thiếu, điều quan trọng là bạn phải được chuẩn bị tốt để nắm ngay lấy cơ hội đó và tận dụng nó
Và điều cuối cùng tôi muốn chia sẻ là: hãy giúp đỡ một cách bất vụ lợi cho những người bạn gặp ngẫu nhiên hàng ngày. Đó chính là những hạt mầm bạn gieo cho tương lai, những hạt mầm sẽ cho bạn thu hoạch ở lúc bất ngờ nhất. Tôi và Douglas trở thành bạn thân trong suốt những năm tháng qua, và có lần tôi hỏi làm thế nào tôi có thể cám ơn anh ấy vì đã giới thiệu Miles Young và tập đoàn Ogilvy cho tôi. “Nhớ đấy”- anh ấy nói-“hàng năm, cậu nợ mình một cái visa”. “Nhớ rồi, loại mười hai tháng, xuất nhập cảnh nhiều lần”- và chúng tôi cười phá lên.
(sưu tầm )

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

Mừng Bổn Mạng Gíao Xứ Bến Hải.

Hôm ấy Giáo Xứ Bến Hải (GX láng giềng của GX Bến Cát ) long trọng Mừng Bổn Mạng của Giáo Xứ 15/08/2011 Lễ Mẹ Maria hồn xác lên trời, đồng thời Giáo Xứ đón mừng Đức Giám Mục PhêRô Nguyễn Văn Khảm về Ban Bí Tích Thêm Sức cho các em và lễ ra mắt HĐ MV nhiệm kỳ mới .


Thêm Sức tại GX Bến cát .

Ca Đoàn Thánh gia GX Bến Cát

Ca Đoàn Thánh Gia của mình , đảm nhiệm giờ hát lễ: 18h chiều thứ bảy và 19h tối ngày chúa nhật .
Nếu có điều kiện xin mời ACE tham gia nhé !


Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

SỨC MẠNH CỨU RỖI CỦA TRÀNG CHUỖI MÂN CÔI


SỨC MẠNH CỨU RỖI CỦA TRÀNG CHUỖI MÂN CÔI

Soeur Jean Berchmans Minh Nguyệt


.. Trích sử liệu cuộc đời thánh Giuseppe Cafasso, người Ý.Vào một sáng tinh sương, thánh Giuseppe Cafasso ra khỏi nhà thật sớm. Đường phố Torino, Bắc Ý, vắng lặng trống trơn. Bỗng thánh nhân gặp một cụ bà, ăn mặc nghèo nàn, dáng điệu lòm khòm, vừa đi vừa chậm rãi lần hạt Mân Côi. Ngạc nhiên, thánh nhân cất tiếng hỏi:
- "Có chuyện gì vội mà cụ phải ra khỏi nhà sớm thế?". Bà cụ trả lời:
- Ô, thưa ngài, con đi dọn sạch các đường phố.
Không hiểu, thánh Giuseppe Cafasso hỏi lại:
- "Dọn sạch các đường phố? Cụ ngụ ý nói gì thế?". Bà cụ thong thả đáp:
- Cha không thấy sao? Đêm vừa qua, diễn ra cuộc vui chơi trá hình ('carnavale') và dân chúng phạm không biết bao nhiêu thứ tội. Vì thế, giờ đây, con muốn đi trở lại tất cả các nẻo đường ghi dấu vết tội lỗi, vừa đi vừa lần hạt Mân Côi. Các lời kinh 'Kính Mừng Maria' sẽ trở thành hương thơm ngào ngạt tỏa ra thấm vào các nơi chốn tội lỗi!.
Thật vậy, lời Kinh Mân Côi có sức mạnh tẩy luyện linh hồn khỏi các vết nhơ tội lỗi và ướp đượm ơn lành. Kinh Mân Côi cứu thoát các linh hồn. Thánh Massimiliano-Maria Kolbe từng nói: "Bao nhiêu tràng chuỗi Mân Côi là bấy nhiêu linh hồn được cứu rỗi!". Kinh Mân Côi mang lại sự lành cho tất cả mọi người: từ kẻ tội lỗi đến người tốt lành cũng như các bậc thánh nhân.
Khi được hỏi ý kiến phải chọn lời kinh nào, thánh Filippo Neri không do dự trả lời ngay: "Hãy lần hạt Mân Côi và lần hạt nhiều bao nhiêu có thể". Đức Giáo Hoàng Phaolo VI cũng quả quyết rằng: "Tràng Kinh Mân côi là tràng xích cứu rỗi, rơi từ đôi tay chí thánh của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ con người và của Đức Maria, Hiền Mẫu Ngài. Tràng chuỗi Mân Côi tuôn đổ xuống trên chúng ta muôn vạn ơn lành. Và cũng từ tràng chuỗi Mân Côi, chúng ta dâng lên Các Ngài mọi ước muốn cùng trọn niềm hy vọng của chúng ta".
Tràng chuỗi Mân Côi còn có sức mạnh lớn lao cứu thoát các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Ngục. Thánh Alfonso de Liguori nhắn nhủ con cái ngài rằng: "Nếu muốn cứu giúp các linh hồn nơi Luyện Hình, hãy lần hạt Mân Côi cầu nguyện cho các vị ấy". Thánh Pio da Pietrelcina, mỗi lần trao tặng ai tràng chuỗi Mân Côi, ngài thường nói: "Hãy đưa các Linh Hồn ra khỏi Luyện Ngục bằng việc lần hạt Mân Côi kính Đức Mẹ".. Vị thánh người Ý có lòng nhiệt thành an ủi các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Tội bằng tràng kinh Mân Côi là thánh Pompilio Pirrotti. Thánh nhân được đặc ân lần hạt hạt chung với các đẳng Linh Hồn. Các đẳng Linh Hồn thưa lớn tiếng lời kinh Kính Mừng Maria với giọng trầm tĩnh và an bình, suốt trong buổi lần hạt Mân Côi chung với thánh Pompilio Pirrotti.
Chị Lucia dos Santos, một trong ba trẻ mục đồng Fatima còn sống và là nữ tu dòng Kín Cát-Minh cũng nhấn mạnh: "Kể từ khi Đức Trinh Nữ Rất Thánh Maria ban cho Tràng Kinh Mân Côi có một hiệu lực mênh mông, không còn vấn đề nào thuộc bất cứ phạm vi tinh thần hay vật chất, quốc gia hay quốc tế, mà lại không giải quyết được với Kinh Mân Côi và với những hy sinh quảng đại của chúng ta".
Kinh Mân Côi và Trái Tim Vẹn Sạch Đức Maria (Khiết Tâm Đức Mẹ) sẽ ghi dấu chứng chiến thắng sau cùng của Nước Thiên Chúa nơi thời đại chúng ta đang sống.
Lòng hâm mộ lần hạt Mân Côi và lòng sùng kính Khiết Tâm Đức Mẹ là những bảo chứng chắc chắn cho ơn cứu rỗi loài người. Chính Đức Mẹ đã hứa với chị Lucia dos Santos rằng: "Những ai siêng năng lần hạt Mân Côi và yêu mến Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ, sẽ được Thiên Chúa yêu dấu cách riêng và sẽ trở thành bông hoa được Mẹ kết lại và dâng lên trước tòa Chúa".
(P. Stefano Maria Manelli, "MAGGIO, mese di MARIA", Casa Mariana Editrice, 1999, trang 192-197). 
st
***************************************************************************

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best WordPress Themes